DỊCH VỤ THIẾT KẾ NỘI THẤT CHUNG CƯ

Nếu bạn đang cần những dịch vụ sau đây

Z3066021611830 92376A1F09FF81F31E6C580835250FB6

THIẾT KẾ NỘI THẤT CHUNG CƯ

Z3037301128488 918CA18C5905446BB85429E1F5C68D55

THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ PHỐ

Z3037301127294 286886044757C151D75BE9C06F2037E5

THIẾT KẾ NỘI THẤT KHÁCH SẠN

NGU4

THIẾT KẾ NỘI THẤT BIỆT THỰ

BANNER-ICEP-DECOR

THIẾT KẾ NỘI THẤT CHUNG CƯ

BANNER-ICEP-DECOR

THIẾT KẾ NỘI THẤT CHUNG CƯ

BANNER-ICEP-DECOR

THIẾT KẾ NỘI THẤT CHUNG CƯ

BANNER-ICEP-DECOR

THIẾT KẾ NỘI THẤT CHUNG CƯ

LÝ DO NÊN CHỌN CHÚNG TÔI

Thiết kế nội thất – Triển vọng nghề nghiệp hiện nay

Thiết kế nội thất là gì ? Có những loại thiết kế nội thất gì ? Người thiết kế nội thất cần làm những công việc gì ? Theo dõi bài viết này để biết và hiểu rõ hơn về thiết kế nội thất nhé.
Thiết kế nội thất là ngành được ứng dụng dành cho các công trình xây dựng nhà ở, các tòa nhà, thiết kế nhà hàng, quán ăn, quán coffee,… Nhưng để hiểu rõ hơn về thiết kế nội thất thì bạn cần xem hết bài viết này nhé.

KHACH4

Thiết kế nội thất là gì?

Bất kể bạn là ai, là nhà thiết kế hay là chủ đầu tư của công trình nội thất. Thì bạn đều cần phải hiểu rõ bản chất của việc thiết kế nội thất bởi nó cực kỳ quan trọng. Trước hết, hiểu rõ về thiết kế nội thất sẽ giúp bạn làm việc có hiệu quả và năng suất hơn. Thứ hai, nó giúp bạn tiết kiệm về thời gian lẫn công sức hay kể cả tiền bạc để có một sản phẩm thiết kế nội thất mà bạn ưng ý.
Ngành nghề thiết kế nội thất rất rộng và đa dạng lĩnh vực khác nhau, nhưng chung quy lại thì ngành này đều phải thoả mãn với những điều cơ bản của ngành thiết kế nội thất chính là phục vụ cho con người. Có rất nhiều định nghĩa về thiết kế nội thất như sau:
● “Thiết kế nội thất là việc mà người thiết kế phải sáng tạo và sắp xếp không gian cũng như đồ đạc thật hợp lý tùy vào nhu cầu và mong muốn cũng như sở thích của người sử dụng. Bên cạnh đó kết hợp các chất liệu, màu sắc, ánh sáng, nghệ thuật,…. một cách hài hòa nhất có thể.”
● “Thiết kế nội thất chắc chắn phải phụ thuộc vào cảm nhận riêng của mỗi người, của mỗi gia chủ về không gian sống của mình. Thiết kế nội thất chắc chắn là phần tất yếu trong cuộc sống con người và có phần ảnh hưởng đến lối sống của con người, hay chuyện công việc, thư giãn, vui chơi, giải trí. Một sản phẩm thiết kế nội thất thành công chính là sự ưng ý, yêu thích của con người với thiết kế đó.”
● “Thiết kế nội thất đòi hỏi người làm nghề thiết kế phải có sự chuyên nghiệp và toàn diện khi thiết kế để có thể đáp ứng được nhu cầu của chủ nhà. Để có thể làm được điều đó, phải kết hợp nhiều yếu tố khác nhau như nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, kế hoạch một cách hài hoà, bền vững và hiệu quả nhất. Từ đó, tạo nên sự an toàn về sức khoẻ, về tinh thần bằng cách bố trí thẩm mỹ, tiện lợi.”
Đây chắc hẳn là một trong những ngành nghề thu hút giới trẻ hiện nay bởi sự sáng tạo. Kiến trúc sư sẽ phát hoạ ra những ý tưởng của mình theo sở thích cũng như ý muốn của khách hàng. Từ đó tạo nên một bản thiết kế hoàn thiện với sự tiện nghi và đáp ứng được mong muốn cũng như sở thích của khách hàng. Và khi đúng theo ý muốn của họ, họ có thể cảm thấy thoải mái khi ở trong chính ngôi nhà của mình, ngôi nhà chính là nơi họ sẽ trở về thư giãn sau những giờ làm việc áp lực, căng thẳng. Và để trở thành một người làm về ngành thiết kế nội thất bạn phải đáp ứng được các kiến thức như hội hoạ, kỹ thuật, nhiếp ảnh, nghệ thuật, đồ hoạ, marketing.

BANNER-ICEP-DECOR

Bố cục của thiết kế nội thất là gì?

Để có thể hoàn thành được một sản phẩm thiết kế nội thất, trước hết bạn cần phải hiểu rõ thế nào là thiết kế nội thất tiếp theo đó là bố cục của thiết kế nội thất rồi mới đến trang trí nội thất. Vậy cùng tìm hiểu những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế nội thất nhé.
Có 6 nguyên tắc cơ bản của thiết kế nội thất gồm cân bằng, nhấn mạnh, tương phản, nhịp điệu, tỉ lệ, đồng nhất.
Cân bằng
Cân bằng đối xứng: Thiết kế căn phòng sao cho được chia thành hai phần giống nhau, từ đó tạo cho người ở cảm giác gọn gàng, thẩm mỹ.
Cân bằng không đối xứng: Thiết kế hai bên căn phòng có đồ nội thất và kiến trúc khác nhau tạo cảm giác trọng lượng nhìn tương đương.
Qua thị giác để thấy được cảm giác về trọng lượng chính là cảm giác nhất định về một đối tượng nào đó. Ví dụ khi ta nhìn vào màu đen ta sẽ có cảm giác nặng hơn màu lam. Hoặc nhìn vào chiếc ghế sofa hai chỗ sẽ nặng hơn chiếc ghế bành.
Đối xứng xuyên tâm: Thiết kế đối xứng xuyên tâm là thiết kế lấy một điểm làm trung tâm sao đỏ lan tỏa theo hình xoắn ốc. Thiết kế này thường sẽ được dùng ở những thiết kế cầu thang trong phòng rộng, trần cao hoặc những tấm thảm tròn, ghế sopha cong hoặc những vật tạo đường cong.
Nhấn mạnh
Thiết kế nhấn mạnh là thiết kế dành cho căn phòng, bởi căn phòng nào cũng nên có điểm nhấn để tạo sự bắt mắt cũng như sự cá tính riêng. Điểm nhấn chính là nơi hấp dẫn ánh mắt của con người về căn phòng đó. Có thể tạo điểm nhấn bằng cách phối màu sắc, kết cấu, kích thước hoặc cách đặt vị trí của đồ vật.
Tương phản
Thiết kế tương phản cũng sẽ là một yếu tố giúp tạo điểm nhấn cho căn phòng của bạn, thiết kế tương phản sẽ không làm cho căn phòng quá đồng đều. Sự kết hợp giữa hình dạng và màu sắc của thiết kế nội thất sẽ giúp cho căn phòng trở nên đa dạng hơn nhiều khi không có thiết kế tương phản.
Trong lối thiết kế kiểu tối giản Bắc Âu, người thiết kế sẽ áp dụng thiết kế tương phản để giúp cho căn phòng tránh bằng phẳng và trống trải.
Thiết kế không gian tích cực và tiêu cực: Thiết kế không gian tích cực sẽ tập trung vào phần màu sắc, nội thất, ảnh nghệ thuật, thảm nhà, thảm sản,….Thiết kế không gian tiêu cực sẽ phụ thuộc vào mặt phẳng, không gian màu tối giản,… từ đó hướng tới điểm nhấn chính.

Nhịp điệu
Thiết kế nhịp điệu chính là điều gây ấn tượng thị giác và thẩm mỹ của con người khi nhìn vào căn phòng đó. Có rất nhiều cách để thể hiện nhịp điệu như sau:
Lặp: Thiết kế sử dụng lặp chính là lặp đi lặp lại những đối tượng hay thuộc tính của các yếu tố trang trí giúp căn phòng có nhịp điệu hơn. Ví dụ như khi thiết kế nhịp điệu hình chữ V trên ghế sofa hoặc thảm, kệ sách,….Một vài vật dụng gia đình cũng là phần thiết kế nhịp điệu của ngôi nhà.
Xoay chiều: Thiết kế xoay chiều như sự phối hợp giữa các màu sắc của ghế hoặc bàn cũng tạo nên nhịp điệu cho căn phòng thiết kế.
Thăng tiến: Thiết kế thăng tiến tức là bạn sẽ đặt vị trí của từng vật dụng trong nhà theo kích thước từ nhỏ đến hơn hoặc theo màu sắc như từ màu nhẹ nhàng đến sặc sỡ.
Tỷ lệ
Thiết kế tỷ lệ tức người thiết kế phải đảm bảo tỷ lệ của tất cả đồ đạc trong căn phòng. Ví dụ như với căn phòng lớn, rộng sẽ đặt chiếc thảm nào và với căn phòng nhỏ, hẹp đặt chiếc thảm nào là phù hợp với ngôi nhà.
Đồng nhất
Thiết kế đồng nhất thường là thiết kế giúp thu hút mọi đồ vật với nhau. Mỗi một đồ vật khác nhau đều sẽ bổ sung một điều đang thiếu cho thiết kế của căn phòng và giúp căn phòng trở nên hài hoà, đồng nhất.

42B5853011E8DBB682F9

Sự quan trọng của việc thiết kế nội thất cho ngôi nhà,…

Thiết kế nội thất chắc hẳn là phần rất quan trọng trong việc thiết kế nói riêng và ngành kiến trúc nói chung. Kiến trúc chính là phần bên ngoài còn thiết kế nội thất chính là phần bên trong giúp tạo điểm nhấn cũng như thu hút ánh nhìn với ngôi nhà được thiết kế. Nội thất tức là bao gồm phần bên trong của một công trình kiến trúc để phục vụ cho con người như nhu cầu sinh hoạt, làm việc, giải trí,… Và thiết kế nội thất chính là việc làm quyết định sự phù hợp cũng như thị hiếu thẩm mỹ của con người với một nhu cầu nhất định.
Nếu một công trình kiến trúc với vẻ bề ngoài uy nghi, hoành tráng, cá tính và độc đáo nhưng bên trong với thiết nội thất đi ngược bên ngoài, không có sự hài hoà, không có sự tiện dụng và không đáp ứng được nhu cầu của con người thì đó chính là một công trình kiến trúc thất bại hay còn gọi là công trình kiến trúc chưa hoàn thiện.

Các loại hình thiết kế nội thất khác nhau có lẽ bạn chưa biết

Bao gồm những loại hình thiết kế nội thất như sau:
Thiết kế nhà ở
Thiết kế nhà ở là loại hình thiết kế giúp mang lại một cuộc sống đẹp và tiện nghi, thoải mái cho con người. Tuỳ vào mỗi gia chủ khác nhau mà phải thiết kế theo từng mục đích sử dụng hay sở thích, kết cấu, màu sắc, đồ dùng khác nhau sao cho phù hợp với mong muốn cũng như sở thích của chủ nhà.
Các loại thiết kế nội thất nhà ở gồm:
Thiết kế nội thất chung cư: Thiết kế theo dạng này gồm hai loại khác nhau dựa vào diện tích và số phòng ngủ. Thiết kế chung cư theo diện tích sẽ dao động từ 25 đến 100 mét vuông. Còn nếu thiết kế chung cư theo số phòng ngủ sẽ từ 1 đến 4 phòng.
Thiết kế nội thất biệt thự: Thiết kế biệt thự gồm biệt thự phố, biệt thự liền kề, biệt thự song lập, biệt thự độc lập, biệt thự nghỉ dưỡng,….
Thiết kế nội thất nhà mặt phố, nhà ống, nhà liền kề, đây là loại hình nhà có chiều dài lớn và chiều rộng hẹp. Kiểu nhà này là kiểu phổ biến ở Việt Nam hiện nay.
Bố trí thiết kế nội thất các không gian riêng lẻ
Thiết kế nội thất không gian riêng lẻ thường dành cho những khách hàng muốn cải tạo hoặc làm mới cho không gian sống trước đó, các loại thiết kế nội thất các không gian riêng lẻ như sau:
Thiết kế nội thất phòng khách: Phòng khách ngoài việc tiếp đón khách còn là nơi sinh hoạt chung của gia đình vậy nên nơi đây phải thiết kế sao cho hài hoà và phù hợp với nhu cầu cũng như sở thích của gia chủ. Điều kiện cơ bản phải là tính hiện đại, tính sang trọng và đặc biệt là tính tiện nghi.
Thiết kế nội thất phòng bếp: Phòng bếp là nơi sinh hoạt chung thứ hai của gia đình ngoài phòng khách vậy nên thiết kế nội thất ở phòng bếp cũng được xem trọng. Mỗi phòng bếp được thiết kế phải phụ thuộc vào diện tích và những loại hình nhà khác nhau như đã kể trên. Ví dụ như thiết kế nội thất phòng bếp ở những căn nhà mặt phố lớn hay những căn nhà biệt thự thì thường phòng bếp sẽ nằm độc lập, riêng lẻ. Còn với những căn nhà nhỏ, hay chung cư thì phòng bếp thường được thiết kế liền kề với phòng khách để có thể bớt chiếm diện tích và phù hợp hơn.
Thiết kế nội thất phòng ngủ: Thiết kế nội thất phòng ngủ là thiết kế quan trọng, bởi phòng ngủ là không gian nghỉ ngơi, thư giãn của con người. Vì vậy khi thiết kế nội thất phòng ngủ cần kết hợp hài hoà giữa màu sắc, nội thất, phong thuỷ và ánh sáng tự nhiên. Đa dạng các loại phòng ngủ như phòng ngủ master, phòng ngủ trẻ em,….Những đồ dùng thường có trong thiết kế nội thất phòng ngủ gồm giường ngủ, tủ đựng quần áo, bàn trang điểm, bàn học,….
Thiết kế nội thất phòng sinh hoạt chung: Thường những ngôi nhà rộng lớn hay những căn biệt thự thường có thể thiết kế thêm một phòng sinh hoạt chung. Lưu ý, thiết kế thêm phòng sinh hoạt chung phải khác so với thiết kế nội thất phòng khách.
Thiết kế nội thất phòng thờ: Phòng thờ cũng gần giống với phòng bếp, khi thiết kế nội thất phải phụ thuộc vào diện tích căn nhà. Đối với những căn nhà rộng lớn hay những căn biệt thự thường có phòng thờ riêng. Nhưng đối với những căn nhà nhỏ, hoặc chung cư thì phòng thờ sẽ ở trong phòng khách hoặc thiết kế phòng thờ theo dạng treo tường.
Thiết kế nội thất phòng karaoke: Thiết kế nội thất karaoke thường chú trọng đến yếu tố âm thanh, phải đảm bảo phòng được cách âm một cách tốt nhất. Ngoài ra thiết kế nội thất phải hiện đại và phù hợp về mặt âm thanh cũng như ánh sáng.
Thiết kế phòng ban công, lô gia: Thiết kế ban công thường gặp ở những căn nhà lớn hay những căn biệt thự. Về thiết kế lô gia thường gặp ở những căn chung cư, căn nhà mặt phố hoặc có thể biệt thự. Điều này cũng phụ thuộc vào nhu cầu và sở thích của gia chủ.
Thiết kế nội thất phòng vệ sinh: Thiết kế nội thất phòng vệ sinh thường được sắp xếp ở bên trong phòng tắm và thường sử dụng các vật liệu như sàn gỗ, đá, gạch men, kính,….
Thiết kế không gian nội thất cho việc kinh doanh
Đa dạng những loại hình thiết kế nội thất để kinh doanh như nhà hàng, quán ăn, quán coffee,… Hãy cùng tìm hiểu để biết rõ hơn về thiết kế nội thất trong kinh doanh nhé.
Thiết kế nội thất kinh doanh dành cho nhà hàng, quán ăn, cửa hàng, quán coffee: Thiết kế nội thất dành cho loại hình dịch vụ này thường dựa vào không gian thực tế, sau đó mới có thể lên ý tưởng sáng tạo phù hợp, từ đó lựa chọn phong cách, sắp xếp nơi có ánh sáng, phối hợp màu sắc hài hoà, phù hợp theo phong cách của quán. Nhờ vậy mới có thể thu hút khách hàng và đem đến cho khách hàng những trải nghiệm về dịch vụ của quán.
Thiết kế nội thất kinh doanh dành cho văn phòng làm việc: Thiết kế nội thất cho phòng làm việc với mục đích giúp nhân viên nâng cao năng suất cũng như hiệu suất khi làm việc, môi trường và không gian tốt sẽ làm tăng sự hăng hái, hứng thú trong công việc từ đó đem đến những kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, văn phòng làm việc cũng là nơi tiếp đón và tạo ấn tượng với khách hàng. Vậy nên một văn phòng làm việc cũng cần có một thiết kế nội thất chất lượng.
Thiết kế nội thất kinh doanh dành cho khách sạn: Thiết kế nội thất dành cho khách sạn thì người thiết kế cần đáp ứng được nhu cầu của con người về mặt giải trí, thư giãn. Đảm bảo rằng thiết kế nội thất phải đem lại sự thoải mái và sự tiện nghi khi thư giãn ở khách sạn. Và thiết kế nội thất cũng là quyết định cho sự thu hút khách hàng đến với khách sạn.
Thiết kế nội thất kinh doanh dành cho cửa hàng kinh doanh bán lẻ: Thiết kế nội thất dành cho cửa hàng bán lẻ cũng cần những thiết kế thu hút khách hàng. Điều quan trọng nhất đó là thiết kế phải phù hợp và tương đồng với sản phẩm của cửa hàng. Để khi nhìn vào, khách hàng có thể nhận biết đây là cửa hàng kinh doanh dịch vụ gì. Sự phù hợp trong thiết kế cửa hàng là điều rất quan trọng mà các kiến trúc sư cần quan tâm.
Thiết kế nội thất kinh doanh dành cho trường học: Thiết kế nội thất dành cho trường học khá quan trọng bởi nó sẽ là điều quyết định đến môi trường giáo dục. Tuỳ vào mỗi cấp học khác nhau, sẽ có những thiết kế nội thất khác nhau phù hợp với mỗi độ tuổi của học sinh. Đem đến cho học sinh một môi trường học đường tốt và đem đến cho giáo viên, cán bộ của nhà trường một nơi làm việc phù hợp.
Thiết kế nội thất kinh doanh dành cho hệ thống thẩm mỹ viện, làm đẹp, hệ thống chăm sóc spa,…: Đây là thiết kế nội thất về ngành dịch vụ, điều quan trọng nhất khi thiết kế nội thất kinh doanh của loại hình này chính là sự thư giãn, thoải mái khi khách hàng đặt chân đến đây. Một không gian thoáng đãng, trong lành và thư giãn sẽ là lựa chọn hàng đầu của những khách hàng đến với dịch vụ chăm sóc này.

Những thành phần chính trong ngành thiết kế nội thất bạn cần hiểu

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm cũng như những loại hình thiết kế nội thất thì bạn cũng nên biết được những thành phần chính trong khi thiết kế nội thất nữa đấy.
Thành phần chính bắt buộc
Thành phần chính bắt buộc bao gồm những công trình kiến trúc như tường nhà, trần nhà, sàn nhà, cửa chính, cửa phụ, cửa sổ. Đây chính là những thành phần quyết định quan trọng đến sự thẩm mỹ chung của ngôi nhà. Bên cạnh đó việc chọn tông màu chính của ngôi nhà cũng góp phần vào sự thẩm mỹ đó. Phối màu làm sao để làm tăng sự thẩm mỹ cho thiết kế nội thất cũng rất quan trọng đấy nhé.
Chủ nhà cần nêu ý kiến, cũng như sở thích của bản thân khi thiết kế ngôi nhà. Ví dụ như về phong cách, màu sắc, vật dụng,…
Bên cạnh đó, sau khi nêu ý kiến và sở thích của bản thân, chủ nhà cũng nên tham khảo ý kiến với người thiết kế để họ có thể cho lời khuyên. Từ đó, hoàn thiện một bản thiết kế hoàn chỉnh và chất lượng nhất có thể.
Vật thể trang trí
Thiết kế nội thất cần sử dụng đến các vật dụng trang trí nhằm làm tăng sự thẩm mỹ cũng như thu hút ánh nhìn dành cho không gian được thiết kế. Đa số thông thường các kiến trúc sư thường trang trí bằng tranh, bằng tượng hoặc các lọ hoa, chậu cây. Còn gia chủ nào muốn cá tính, riêng biệt, đặc trưng thì có thể sáng tạo trang trí thêm các vật dụng khác nhưng phải phù hợp với phong cách của ngôi nhà.
Ánh sáng
Ánh sáng chính là thành phần không thể thiếu trong việc thiết kế nội thất. Khi thiết kế nội thất, người kiến trúc sư cần thiết kế sao cho hài hoà giữa ánh sáng nhân tạo và ánh sáng tự nhiên. Thiết kế nhân tạo ánh sáng tự nhiên thì bạn cần phải xem xét kỹ về hướng đất, hướng ánh sáng, hướng gió thổi để có thể sắp xếp một cách hợp lý và còn phù hợp về mặt phong thuỷ.
Thiết kế ánh sáng nhân tạo thì bạn cần nghiên cứu những loại đèn chiếu sáng phù hợp với từng ngôi nhà. Bởi hiện nay có nhiều loại đèn với cường độ cũng như kiểu dáng đa dạng phù hợp với việc trang trí ngôi nhà. Như vậy phải lựa chọn sao cho phù hợp với thiết kế ngôi nhà nhé.
Âm thanh
Âm thanh là một phần quan trọng trong thiết kế bởi nó tác động đến bộ não cũng như dây thần kinh của con người. Ngoài ra, nó cũng góp phần tạo sự lãng mạn trong đời sống con người. Trong thiết kế nội thất, thành phần âm thanh giúp con người thư giãn, hạnh phúc hơn mỗi khi trở về nhà.
Nguyên vật liệu
Thành phần nguyên vật liệu là thành phần chính đáp ứng sự thẩm mỹ và sự tiện dụng của ngôi nhà. Sử dụng nguyên vật liệu sao cho bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn năng lượng và sử dụng các vật liệu tái chế phù hợp.
Ngày nay, hầu hết mọi người thường sử dụng nguyên vật liệu có thể tái chế để tăng tính độc đáo, sự cá tính và giảm đi ô nhiễm môi trường, rác thải sinh hoạt.
Trang thiết bị công năng trong thiết kế nội thất
Trang thiết bị công năng trong việc thiết kế nội thất chính là các trang thiết bị dùng cho từng phòng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người trong ngôi nhà và cũng là sự thẩm mỹ của không gian thiết kế.
Ví dụ như ở phòng khách sẽ có bộ ghế sofa, bàn uống nước, kệ đựng tivi, tủ giày dép,… phòng ngủ thì gồm giường ngủ, bàn trang điểm, bàn học, tủ áo quần. Phòng bếp thì gồm kệ bếp, tủ đựng chén đọi, bàn ghế ăn,…
Còn về phần thiết kế nội thất kinh doanh, kiến trúc sư phải sắp xếp và bố trí những trang thiết bị dành cho khách hàng một cách tiện lợi nhất. Để họ có thể tìm đến một cách dễ dàng. Và tất nhiên, người thiết kế phải trang bị cho mình những kinh nghiệm về vốn sống, kỹ năng sống, kỹ năng xã hội cũng như khả năng phán đoán.

14

Công việc của người làm ngành thiết kế nội thất

Người thiết kế cần làm những việc gì để đáp ứng được yêu cầu của chủ nhà cũng như cho ra một sản phẩm thiết kế nội thất chất lượng? Theo dõi dưới đây để biết về những công việc của người thiết kế nhé.
Tìm hiểu từng đặc điểm của gia chủ
Đây là công việc đầu tiên mà người thiết kế cần làm. Khi thiết kế cho một căn nhà, người thiết kế cần phải quan tâm đến chủ của căn nhà đó, tìm hiểu về những đặc điểm của gia chủ gồm nhu cầu, sở thích cá nhân, phong cách riêng, cá tính để đưa ra những mẫu thiết kế phù với phong cách, sở thích cũng như mong muốn của gia chủ.
Thiết kế nội thất phòng ngủ dành cho người lớn sẽ khác với thiết kế nội thất dành cho những đứa trẻ. Ví dụ như thiết kế nội thất dành cho người lớn sẽ chú ý đến phong cách cũng như kích thước, màu sắc của giường ngủ, bàn làm việc, bàn trang điểm, tủ áo quần,…Còn với thiết kế nội thất dành cho trẻ em sẽ khác, thiết kế vật dụng trang trí, tủ áo quần và phối màu phù hợp với lứa tuổi, cá tính, sở thích cũng như giới tính của trẻ.
Ngoài việc lắng nghe ý kiến của chủ nhà, người thiết kế cũng cần đưa ra những ý kiến, giải pháp về việc thiết kế, trang trí để chủ nhà có thể tham khảo. Từ đó cho ra sản phẩm thiết kế chất lượng và phù hợp nhất với mong muốn của chủ nhà.
Điều quan trọng mà người thiết kế cần chú ý đó chính là việc trao đổi ý kiến giữa khách hàng và kiến trúc sư. Khách hàng sẽ nói ra nhu cầu cũng như mong muốn của bản thân. Công việc của người thiết kế chính là lắng nghe và đáp ứng mong muốn của khách hàng một cách tốt nhất và chất lượng nhất.
Bố trí, sắp xếp phù hợp
Thiết kế nội thất thì người thiết kế cần phải bố trí và sắp xếp nội thất một cách phù hợp và tiện lợi nhất. Đảm bảo được sự tiện ích trong việc sinh hoạt hàng ngày của con người.
Phối màu sắc, vật liệu
Với ý kiến của gia chủ kết hợp cùng sự sáng tạo của người thiết kế từ đó chọn tông màu chính sao cho hài hoà, hợp lý, chất liệu từng vật dụng, ốp gạch gì cho phù hợp với thành phần bắt buộc. Người thiết kế cũng cần hiểu rõ về tính năng của vật liệu, giá cả thị trường như thế nào từ đó lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp với bản thiết kế nội thất và tài chính cá nhân của khách hàng.
Chọn trang thiết bị công năng trong thiết kế nội thất
Người thiết kế lựa chọn trang thiết bị công năng sao cho phù hợp với nhu cầu con người và phong cách của gia chủ như bàn ghế, tủ áo quần, tủ tivi, tủ bếp, bàn trang điểm,….
Hầu hết những công ty thiết kế nội thất chuyên nghiệp luôn đi cùng với đội ngũ thi công bản thiết kế nội thất. Như vậy khi làm việc sẽ dễ dàng hơn, thống nhất hơn về mặt ý tưởng và phong cách của bản thiết kế.
Giám sát trong khi xây dựng
Một công việc nữa mà người thiết kế cần làm đó là giám sát quá trình thi công bản thiết kế nội thất. Và tất nhiên công việc này yêu cầu người làm thiết kế phải có chuyên môn và thị hiếu thẩm mỹ nhất định. Người thiết kế cần phải triển khai công việc cho người thi công bản vẽ thiết kế, phân loại từng vật liệu để có thể đảm ứng yêu cầu và sự hài hoà giữa bản thiết kế với quá trình thi công.
Tóm lại, người thiết kế phải làm sao để những đồ vật có trong ngôi nhà được sắp xếp, bố trí một cách thốn nhất, hài hoà khi phối màu, sắp xếp theo thứ tự giúp cho ngôi nhà trở nên chất lượng và đặc trưng riêng của mỗi gia chủ.

15

Học ngành thiết kế nội thất bạn sẽ được đào tạo những điều gì?

Bạn sẽ được đào tạo từ cơ bản đến chuyên ngành và đi sâu vào trong ngành học với những tiết học chuyên môn và những kiến thức có được khi đi thực tế. Nhờ vậy, sinh viên dần dần nắm được quy trình làm việc của một người thiết kế và phát triển những kỹ năng mình có. Học hỏi và tiếp thu những kỹ năng và kiến thức còn thiếu.
Khối ngành kiến thức cơ bản gồm:
● Môn hội hoạ cơ bản
● Môn cơ sở tạo hình mỹ thuật
● Môn trang trí cơ bản
● Và 20 tín chỉ tiếng anh chuyên ngành
Khối ngành kiến thức chung bao gồm:
● Môn nghệ thuật học đại cương
● Môn minh hoạ
● Môn cơ sở tạo hình đồ hoạ
● Môn nghệ thuật chữ
● Môn nhiếp ảnh
● Môn trang trí chuyên ngành
● Môn vẽ kỹ thuật
● Môn nguyên lý thiết kế nghệ thuật
● Môn truyền thông đại cương
● Môn tin học chuyên ngành 2 + 3
● Và 6 tín chỉ tự chọn theo chuyên ngành
Khối ngành kiến thức nâng cao bao gồm:
● Môn triết lý thiết kế
● Môn đồ hoạ dàn trang
● Môn kỹ thuật và chất liệu
● Môn kỹ thuật thể hiện đồ án
● Môn đồ họa nhận dạng thương hiệu
● Môn hồ sơ năng lực thiết kế
● Và 12 tín chỉ tự chọn theo chuyên ngành
● Thực tập
Khối ngành kiến thức chuyên sâu bao gồm:
● Môn đồ họa truyền thông
● Môn quản lý dự án
● Môn đồ án khởi nghiệp
● Và 6 tín chỉ tự chọn theo chuyên ngành
● Môn đồ án tốt nghiệp
Ngoài các môn học chuyên ngành ra, sinh viên còn phải học 10 tín chỉ chính trị xã hội, giáo dục thể chất và quốc phòng, 9 tín chỉ tự chọn tổng quát về kiến thức xã hội và kỹ năng sống, 6 tín chỉ tự chọn tự do.
Sau khi ra trường, những ngành nghề mà sinh viên có thể làm như sau:
● Thiết kế nội thất cho những công trình dân dụng, công trình công cộng hoặc các nhà máy, công nghiệp.
● Giám sát công việc thi công các công trình nội thất sau khi hoàn thiện thiết kế nội thất.
● Thiết kế bao bì sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty.
● Thiết kế ấn phẩm, truyền thông quảng cáo, tuyên truyền hình ảnh.
● Tham gia vào quá trình làm phim như phim ngắn, phim quảng cáo, phim hoạt hình,…
● Tham gia vào việc sản xuất hoặc thiết kế hậu cần trong quá trình sản xuất phim.
● Thiết kế hình ảnh, phim kỹ thuật số, âm thanh kỹ thuật số, thiết kế tương tác,…
● Thiết kế và sản xuất ấn phẩm kỹ thuật số và thiết kế dữ liệu số.
● Mở công ty thiết kế và thi công công trình nhà ở,….

12

Kết luận

Trên đây là những thông tin về thiết kế nội thất, cho biết về định nghĩa, các loại hình và các ngành nghề, môn học thuộc ngành thiết kế nội thất. Hy vọng rằng bài viết này thật sự hữu ích dành cho các bạn đang tìm hiểu về ngành học này.